Cơ sở khoa học
Dạy học kết hợp (Blended Learning)
Mô hình dạy học tối ưu trong kỉ nguyên số
Dạy học kết hợp hợp (Blended Learning)
Lợi ích của dạy học kết hợp (Bleded Leanring)
Các cấp độ dạy học kết hợp (Blended Learning)
Các bước áp dụng dạy học kết hợp (Blended Learning) đơn giản nhất
Dạy học kết hợp (Blended Learning) là gì?
Dạy học kết hợp (Blended Learning) là một cách tiếp cận trong giáo dục thông qua kết hợp các tài liệu giáo dục trực tuyến và cơ hội tương tác trực tiếp với các phương pháp dạy học của lớp học trực tiếp.
Một cách dễ hiểu nhất, Blended Learning là mô hình dạy học kết hợp giữa hình thức dạy học trực tiếp với hình thức dạy học trực tuyến (cách học E-learning với thiết bị công nghệ và internet). Bằng việc kết hợp các ưu điểm của từng cách dạy và học, Blended Learning đã thể hiện được tính ưu việt của mình, trở thành xu hướng học tập mới ở nhiều quốc gia trên thế giới, đem lại những bài giảng hiệu quả và chất lượng đào tạo tốt. Việc học tập theo mô hình Blended Learning sẽ khuyến khích cá nhân hoá trải nghiệm E-learning bằng cách kết hợp các khía cạnh tốt nhất của việc dạy học trực tiếp với các phương pháp học dựa trên nền tảng công nghệ.
Lợi ích của Dạy học kết hợp (Blended Learning)
Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) tập hợp được những thế mạnh của cả mô hình dạy học trực tiếp như: minh họa, làm mẫu, dạy học hợp tác, tương tác cảm xúc; tạo động lực và thế mạnh của mô hình dạy học trực tuyến: Cá nhân hóa, theo dõi và đánh giá tự động, nguồn tài nguyên dồi dào, thời gian linh hoạt. Điều này mang đến cho cả giáo viên và học sinh những lợi ích trong quá trình trước – trong – sau giờ học, đồng thời cũng mang lại những lợi ích về quản trị và kinh tế cho tổ chức giáo dục.
Cho tổ chức giáo dục
Blended Learning mang đến những hiệu quả to lớn trong việc quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút người học đến với tổ chức.
Cho giáo viên
Blended Learning giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc chuẩn bị bài giảng. Đặc biệt giúp giáo viên có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh, dễ dàng đưa ra những chỉ dẫn tốt cho học sinh giúp nâng cao hiệu quả học tập.
Cho học sinh
Blended Learning mang đến cho người học sự thuận tiện và linh hoạt hơn trong việc học của bản thân, với mô hình học này người học có thể kiểm soát tốt về tốc độ học của bản thân, dễ dàng bổ sung kiến thức và những yếu điểm trong chương trình học cho một môn học nào đó. Theo nghiên cứu, các bạn trẻ đánh giá rằng khi học tập với Blended Learning sẽ có được hướng tiếp thu nội dung tốt hơn trong quá trình học tập của mình. Không chỉ học cá nhân, Blended Learning còn hỗ trợ người học có thể tương tác với các bạn học khác, tương tác với giáo viên của mình để đem đến hiệu quả học tập tốt nhất.
Các cấp độ dạy – học kết hợp (Blended Learning)
Có 3 cấp độ dạy và học kết hợp (Blended Leanring); Tùy thuộc vào nhu cầu, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, trình độ tin học và sử dụng máy tính của người dạy và người học.
Các cấp độ dạy học kết hợp (Blended Learning)
- Giáo viên ngoài việc dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá, quản lý lớp học trực tuyến cho cả khóa học.
- Giáo viên thiết kế các bài giảng trực tuyến và sử dụng kết hợp với dạy học trực tiếp truyền thống.
- Giáo viên sử dụng hình thức dạy học trực tiếp là chủ đạo, có sử dụng các tài liệu hướng dẫn học tập trực tuyến cho học sinh.
Cấp độ học tập kết hợp (Blended Learning)
- Học sinh chủ động hoàn thành các nội dung học tập tìm hiểu, nhận biết trên nền tảng công nghệ, dành thời gian học tập trực tiếp cho các hoạt động tư duy, phản biện, tư duy bậc cao trên lớp.
- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao trên các nền tảng trực tuyến. Thực hiện các trao đổi và thảo luận trên lớp học trực tuyến hoặc trực tiếp.
- Học sinh sử dụng Internet, công nghệ để hoàn thành bài tập, nhiệm vụ học tập.
Các bước áp dụng dạy học kết hợp (Blended Learning) đơn giản nhất
Học sinh chủ động làm quen trước với bài hôm sau (Pre-Study) qua các video bài giảng và bài tập trên nền tảng công nghệ.
Học sinh thảo luận với giáo viên và các bạn học về bài học. Giáo viên giảng bài, hướng dẫn học sinh những vấn đề học sinh chưa rõ và củng cố, đào sâu kiến thức, phát triển kỹ năng phản biện.
Học sinh làm bài tập về nhà trên nền tảng công nghệ. Giáo viên quan sát dữ liệu làm bài và trao đổi giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.
Học tập thích ứng (Adaptive Learning)
Công nghệ giáo dục của thời đại
Học tập thích ứng (Adaptive Learning) là gì?
Lợi ích học tập thích ứng (Adaptive Learning)
Đặc tính của một hệ thống LMS có tích hợp công nghệ Adaptive Learning
Học tập thích ứng (Adaptive Learning) là gì?
Mỗi người học đều có phương pháp, phong cách và thời gian học tập riêng. Điều này đưa ra bài toán việc học tập được cá nhân hóa, hướng đến thực tiễn dạy và học nhằm tập trung hơn vào việc nâng cao kiến thức và kết quả học tập. Các nhà giáo dục hiện đang phải đối mặt với thách thức này để đưa ra các hướng dẫn riêng, một kèm một, tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho học sinh. Và Adaptive Learning sẽ giúp giải quyết bài toán này cho các nhà giáo dục.
Adaptive Learning hay học tập thích ứng là việc đào tạo và giáo dục có sử dụng công nghệ và dữ liệu để cung cấp chương trình học tùy chỉnh cho từng người học, đáp ứng một cách thông minh và sáng tạo nhu cầu học tập của họ.
Adaptive Learning là cách thức sử dụng công nghệ để cải tiến quy trình giáo dục và đào tạo bằng cách cung cấp các chương trình học được cá nhân hóa cho từng người học dựa trên những dữ liệu thu thập được cả trước và trong quá trình học. Các nền tảng có sử dụng công nghệ Adaptive Learning sẽ sử dụng các hình thức khai thác dữ liệu để tổng hợp nội dung kiến thức cho người học theo hướng tối ưu hóa nhu cầu học tập của họ. Dữ liệu sẽ được thu thập liên tục khi mà người học tương tác với bất cứ nội dung học nào. Từ các dữ liệu đã được thu thập, Công nghệ Adaptive Learning đưa ra các gợi ý về lộ trình học tập tiếp theo, bao gồm nội dung học tập, mức độ nhận thức và mức độ thường xuyên, đảm bảo tối ưu hóa lợi ích cho người học.
Lợi ích của Học tập thích ứng (Adaptive Learning)
Hỗ trợ giáo viên dạy học hiệu quả hơn
Với số lượng học sinh trong mỗi lớp học ngày càng tăng thì việc chú ý đánh giá từng học sinh trở nên khó khăn hơn. Đồng thời việc thiết kế một phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu của mọi học sinh trở thành một trở ngại lớn. Đây là lúc các ứng dụng công nghệ học tập thích ứng (Adaptive Learning) xuất hiện, vì giáo viên có thể tách lớp thành những nhóm nhỏ hơn, dành sự quan tâm thích đáng cho từng nhóm tùy theo khả năng học tập của các em với sự hỗ trợ của công nghệ.
Tối ưu hóa
việc học tập
Điểm mạnh nhất của việc sử dụng công nghệ học tập thích ứng là khả năng lưu vết để hiểu cách thức, tốc độ, biểu đồ học tập của học sinh; từ đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, đưa các nội dung học tập cần được cải thiện trong thời gian thực cho học sinh. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh học tập kĩ các nội dung trước khi tiếp tục các nội dung học tập khó hơn.
Cá nhân hóa
việc học tập
Trong một lớp học thông thường, thật khó để đảm bảo rằng tất cả các học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức ở mức độ như nhau. Tuy nhiên, các nền tảng giáo dục tích hợp công nghệ học tập thích ứng (Adaptive Learning) tạo ra một quá trình học tập được cá nhân hóa. Điều này cho phép học sinh học theo tốc độ của riêng họ và được trang bị tốt hơn để hiểu một chủ đề đạt tiêu chuẩn.
Tăng hứng thú
học tập của học sinh
Không thể phủ nhận rằng học sinh hiện nay là những công dân kỹ thuật số, các em tiếp cận và thích nghi với công nghệ hiện đại rất nhanh, rất tốt. Điều đó tạo điều kiện cho việc học sinh tương tác tốt hơn với các thiết bị công nghệ tích hợp các ứng dụng giáo dục. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ học tập thích ứng cung cấp cho học sinh chương trình đào tạo được cá nhân hóa, cung cấp trải nghiệm riêng của bản thân ở những cấp độ phù hợp giúp quá trình học tập trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
Hỗ trợ thực hiện học tập kết hợp
Lợi ích của học tập thích ứng không chỉ dừng lại ở việc dạy và học cùng với công nghệ, cùng với màn hình máy vi tính…mà còn mở ra cơ hội cho học tập kết hợp. Giáo viên có thể giám sát quá trình học tập của học sinh, có đầy đủ thông tin để có những hướng dẫn cụ thể giải quyết vướng mắc trong quá trình học tập của học sinh, trao quyền cho giáo viên trong việc giảng dạy kiến thức cho học sinh.
Nâng cao chất lượng đào tạo
Nghiên cứu của McGraw – Hill Education chỉ ra rằng các tổ chức giáo dục sử dụng công nghệ Adaptive Learning đã ghi nhận mức tăng 15% số lượng các học sinh đạt điểm cao và tuyệt đối. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự tham gia của người học với việc tìm hiểu bài học và bài tập về nhà cao hơn trong phương pháp Adaptive Learning vì người học tham vào các hoạt động học tập được đưa đến vào đúng thời điểm cho mục tiêu phù hợp.
Đặc tính của một hệ thống LMS có tích hợp công nghệ Adaptive Learning
Để đáp ứng được việc học tập thích ứng, chúng ta cần có một nền tảng quản lý học tập thông minh và mang những đặc tính sau:
Dữ liệu đủ lớn
Đây là điểm khởi đầu. Ngoài các giả định thông thường dựa trên điểm số, một hệ thống học tập ứng dụng công nghệ Adaptive Learning nên cung cấp cho người dạy học những thông tin hữu ích khác như cách một người học cụ thể tương tác với nội dung học tập, đào tạo. Khi một LMS được trao quyền cho công nghệ Adaptive Learning, giáo viên có thể thích ứng và thực hiện những thay đổi cần thiết trong phong cách giảng dạy phù hợp với hồ sơ học tập của các tập học sinh khác nhau.
Thiết kế trực quan và chi tiết
Công cụ E – Learning nhằm cung cấp thành phần Adptive Learning phải được thiết kế theo cách có thể hỗ trợ các loại nội dung khác nhau, dựa trên tương tác của học sinh với nó. Nó giống với những câu chuyện kết thúc mở, trong đó độc giả là người quyết định hành động của anh hùng.
Thích ứng tức thì
Nên tránh cung cấp các điều chỉnh rộng rãi dựa trên một số biến số. Mức độ thích ứng phải được đặt lên hàng đầu và phải hỗ trợ tinh chỉnh để tất cả các lựa chọn của học sinh được ghi lại trong hệ thống back-end và có thể thực hiện các thay đổi cho phù hợp. Hơn nữa, các bản thayd đổi phải mang lại trải nghiệm liền mạch cho người học, trải nghiệm của họ phải mang tích tích cực, thcú đẩy việc học mỗi khi họ bắt đầu.
Cơ chế phản hồi
Một LMS phải hỗ trợ cơ chế phản hồi cho phép học sinh biết rằng việc học đã phạm lỗi, hướng dẫn họ các giải quyết các nhiệm vụ hiện có. Trong tình huống như vậy, việc tính toán cách tiếp cận dựa trên trò chơi trong cơ chế phản hồi sẽ tỏ ra hữu ích trong việc giữ cho học sinh tham gia, hứng thú và làm cho vệc học trở nên thú vị.
Trí tuệ nhân tạo
Có khả năng đánh giá các tương tác của học sinh và cho phép người học thực hiện các thay đổi cần thiết trong trình tự thực hiện các nhiệm vụ cho phù hợp. Nó phải có thể phù hợp với tất cả các loại học sinh.